Bàn thờ tam cấp là loại bàn thờ được sử dụng nhiều trong truyền thống gia đình Việt Nam, nơi để tưởng nhớ những vị thần, người thân đã khuất. Vậy bàn thờ tam cấp là gì và cách đặt bàn thờ như thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nội Thất Cát Tường
Bàn thờ tam cấp là gì?
“Tam” trong tiếng Hán có nghĩa là 3 vì vậy, chúng ta có thể hiểu bàn thờ tam cấp là loại bàn thờ có 3 tầng bậc/3 cấp cập hay bàn thờ 3 tầng, tam cấp bàn thờ. Những mẫu bàn thờ tam cấp có kích thước lớn thông thường sẽ xuất hiện nhiều trong những ngôi nhà thờ họ/nhà thờ tổ/nhà từ đường bởi nó thể hiện được tầng lớp thứ bậc, vai vế trong một đại gia đình. Những mẫu bàn thờ tam cấp cũng được thiết kế với nhiều mẫu mã, chất liệu, phong cách khác nhau như những mẫu bàn thờ 1 cấp hoặc 2 cấp, mẫu bàn thờ này cũng gồm có 4 chân bàn, chỉ khác là không chỉ có 1 mặt bàn như các bàn thờ khác mà nó có 3 mặt bàn với 3 tầng, tầng trên cùng sẽ nhỏ nhất, sau đó đến tầng thứ 2 và tầng dưới cùng là rộng nhất.
Bàn thờ tam cấp là mẫu bàn thờ có cấu tạo ba cấp như tên gọi của nó, thường xuất hiện nhiều trong những ngôi nhà thờ họ, nhà thờ tổ hay từ đường, hay gia đình là con trai cả. Bởi tam cấp nó thể hiện được tầng lớp thứ bậc cũng như vai vế trong một đại gia đình hay thứ bậc trong thờ cúng.
Mỗi tầng của bàn thờ tam cấp sẽ có chức năng khác nhau, cụ thể: Tầng trên cùng là tầng cao nhất và có diện tích nhỏ nhất là nơi để di ảnh hoặc bài vị của những bậc thuộc tầng lớp cao nhất (như cụ, cụ tổ dòng họ), tầng thứ 2 là nơi đặt di ảnh của ông bà (nếu ông bà đã khuất), và tầng dưới cùng có diện tích rộng nhất là nơi bài trí bát hương, khay đựng chén rượu, hoa quả, mâm cỗ mặn và những vật phẩm thờ cúng khác.
Ý nghĩa bàn thờ tam cấp
Bạn sẽ thấy bàn thờ tam cấp xuất hiện nhiều ở nhà thờ tổ, nhà thờ họ. Ngoài ra, những gia đình thờ cúng tổ tiên và thờ Phật cũng sử dụng bàn thờ tam cấp.
Bàn thờ tam cấp gồm có 3 tầng, được thiết kế có chân đứng. Ý nghĩa của bàn thờ tam cấp được hình thành dựa trên cấp bậc, vai vế của người được thờ cúng. Điều này còn giúp con cháu đời sau ý thức được cội nguồn của mình. Đây là một hình thức dạy con cháu về phả hệ của dòng họ.
Tương ứng với mỗi cấp trên bàn thờ sẽ có cách bày trí như sau:
Tầng cao nhất:Tầng này có diện tích nhỏ. Đây là nơi thờ Phật và đặt bài vị, di ảnh của những người đã khuất có thứ bậc cao nhất. Ví dụ như cụ tổ, cụ kỵ,…
Tầng thứ hai: Tầng này là nơi thờ thần linh và đặt di ảnh của ông bà chủ đất
Tầng thứ ba: Tầng này là nơi thờ bà Cô ông Mãnh, gia tiên của chủ nhà
Cách bố trí bàn thờ tam cấp và lựa chọn gỗ làm bàn thờ
Bàn thờ tam cấp là một vật phẩm linh thiêng và tôn nghiêm nên gia chủ sẽ chọn một vị trí đẹp và trang nghiêm nhất trong ngôi nhà để đặt bàn thờ. Mẫu bàn thờ này có kích thước lớn nên phù hợp để đặt trong không gian thờ cúng riêng. Nếu đặt trong nhà chung cư thì cần đặt ở nơi ít sự qua lại vì sẽ gây ồn ào, làm mất đi sự thanh tịnh, không nên đặt cạnh phòng tắm/nhà vệ sinh. Không sử dụng gỗ đã qua sử dụng để đóng bàn thờ tam cấp. Tránh đặt bàn thờ tam cấp nhìn ra các hướng Ngũ Quỷ, hướng không tốt mà nên lựa chọn hướng tốt và hợp tuổi gia chủ. Tránh đặt ở những nơi hút gió mạnh. Không nên sử dụng ánh sáng trắng trong không gian thờ cúng mà nên dùng ánh sáng vàng.
Bàn thờ của phòng thờ cúng là nơi vô cùng thiêng liêng cho nên bàn thờ cần được làm từ các chất liệu gỗ tự nhiên có độ bền cao, hạn chế mối mọt, cong vênh, có thể sử dụng được lâu dài như gỗ gõ, gỗ sồi, gỗ óc chó…
Cách chọn bàn thờ tam cấp hợp phong thủy
Gia chủ nên chọn bàn thờ có chân chắc chắn, được làm từ gỗ tốt để tránh mối mọt và giữ được chất lượng theo thời gian. Kích thước bàn thờ phải phù hợp với những đơn vị tính về cung Phúc, Hỉ, Lộc theo thước Lỗ Ban. Ngoài ra, kích thước giữa các tầng không được sai lệch.
Bàn thờ tam cấp thường được làm từ gỗ hương, gỗ gụ, gỗ mít. Ngoài tính thẩm mỹ, những loại gỗ này mang ý nghĩa tâm linh giúp tăng may mắn cho gia chủ.
Chủ nhà cũng cần lưu ý chọn bàn thờ có gờ chắn hoặc tấm chắn phía sau. Điều này giúp giữ cho đồ thờ không bị đổ, trơn trượt.
bàn thờ tam cấp
Sắp xếp bàn thờ tam cấp như thế nào
Khi hiểu được ý nghĩa bàn thờ tam cấp, gia chủ nên tìm hiểu về cách sắp xếp bàn thờ. Đầu tiên, bạn cần nắm được những vị trí không được đặt bàn thờ như nhà tắm, nhà vệ sinh hay gần cầu thang. Tránh đặt bàn thờ theo những hướng ngũ quỷ hoặc các nơi hút gió mạnh. Khi bố trí không gian đặt bàn thờ, không được sử dụng ánh sáng trắng.
Ý nghĩa của bàn thờ tam cấp là lời nhắc nhở con cháu về đạo lý uống nước nhớ ngoài. Bàn thờ là nơi gia chủ báo cáo với tổ tiên về đời sống, cầu nguyện những điều bình an, may mắn. Do đó, gia chủ cần lưu ý thêm một số điều sau:
Nếu gia chủ sử dụng bàn thờ tam cấp thờ gia tiên, gia chủ có thể dùng một bát hương lớn đặt ở bàn thờ hoặc chia thành các bát hương nhỏ đặt theo từng cấp. Số lượng bát hương phải là số lẻ. Không được đặt số bát hương là số chẵn.
Đồ thờ cúng đặt đúng vị trí, không được để lộn xộn. Ở mỗi tầng thờ, gia chủ đặt bát hương, bài vị, ảnh thờ, chén nước, mâm bồng,…. Ngoài ra, gia chủ có thể trang trí thêm lư hương, bình hoa, chân nến trên bàn thờ.
Điểm khác biệt giữa bàn thờ tam cấp và bàn thờ nhị cấp
Ở phần trên chúng ta đã có những hiểu biết cơ bản về bàn thờ ba tầng, còn bàn thờ nhị cấp là gì?
Bàn thờ nhị cấp hay còn có tên gọi khác là bàn thờ bàn thờ 2 tầng hoặc bàn thờ 2 cấp. Loại bàn thờ 2 tầng hiện đại được thiết kế giống bàn thờ đơn nhưng được thêm 1 tầng có diện tích nhỏ hơn mặt bàn chính. Thường ở phần yếm của tầng thứ 2 sẽ được chạm trổ các loại họa tiết hoặc để trơn tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng.
Điểm khác nhau cơ bản so với các mẫu bàn thờ thông thường, thì ở bàn thờ chia cấp sẽ được thiết kế thêm các mặt bàn giật cấp nhằm phân chia cấp bậc thờ cúng.
Kích thước bàn thờ 3 tầng quan trọng ra sao?
Bàn thờ tam cấp hay còn gọi là bàn thờ 3 tầng, tam cấp. Thể hiện các lớp thế hệ trong một gia đình lớn. Khác với bàn thờ khác. Bàn thờ thường chỉ có một mặt và 4 chân bàn, còn loại 3 gian cũng có 4 chân nhưng có các tầng, tầng 1 to nhất, đến tầng 2 và tầng trên cùng sẽ nhỏ nhất.
Mẫu bàn thờ tam cấp chỉ có trong nhà thờ họ, nhà ở có diện tích trưng bày lớn. Thông thường, những mẫu này không được sử dụng nhiều vì diện tích của chúng lớn. Về kích thước bàn thờ gia tiên tam cấpthì cũng tùy theo sự lựa chọn của gia chủ, tìm hiểu và lựa chọn những mẫu tầng đẹp khác nhau.
Theo thứ tự tầng lớp, tầng cao nhất sẽ để ảnh bậc lớp cao nhất, tầng 2 đặt ảnh ông bà nếu đã khuất, tầng 1 đặt bát đĩa hoặc bát hương, rượu, khay hoặc hoa các thứ để thờ cúng.
Chọn kích thước bàn thờ gia tiên 3 tầng hiện đại
Kích thước bàn thờ 3 tầng theo kích thước của lỗ ban
Với bàn treo tường, kích thước bàn thờ được đo theo thước lỗ ban sẽ luôn xác định rơi vào cung đẹp theo từng tiêu chuẩn về chiều sâu, chiều rộng với ý nghĩa mang lại vượng khí, tài lộc, niềm vui như ý. Mời bạn đọc tham khảo lựa chọn kích thước bàn treo tường theo lỗ ban dưới đây nhé:
Chiều sâu bàn thờ là 495mm và chiều rộng bàn thờ 950mm đều mang ý nghĩa tài vượng.
Chiều sâu 560mm và chiều rộng 950mm cũng sẽ mang lại ý nghĩa tài vượng cho gia chủ.
Chiều sâu 610mm tượng trưng cho Tài Lộc và chiều rộng 1070mm với ý nghĩa Quý Tử may mắn đến với gia chủ.
Những kích thước này, bàn thờ có thể để được những vật dụng cần thiết như bát hương, bình ngâm, mâm ngũ quả, bình hoa,… mà vừa nhẹ nhàng lại mang đến nhiều tài lộc, may mắn, hạnh phúc cho gia đình gia chủ.
Bàn thờ 3 tầng khác với mẫu bàn treo tường trong việc lựa chọn tủ thờ là vô cùng quan trọng và thường được đóng theo kích thước lỗ ban cùng hệ cao 127cm. Đây là chiều cao vừa phải để giữ được sự tôn nghiêm cho không gian thờ cúng đồng thời cũng thuận tiện trong quá trình sử dụng như khi bày đồ lễ, hương hoa, dọn dẹp đồ đạc trong tủ.
Lựa chọn kích thước chiều ngang bàn thờ gia tiên 3 tầng ( tam cấp)
Ngang 107cm: với kích thước tủ phù hợp với những căn hộ chung cư nhỏ. Độ sâu phải là 48cm hoặc tối đa là 61cm. Không nên để sâu hơn vì trông sẽ mất cân đối.
Chiều ngang 127cm, 133cm: Đây là loại bàn thờ nhỏ, chiều sâu được lựa chọn là 61cm hoặc 67cm.
Chiều ngang 148cm, 153cm, 167cm: kích thước này phù hợp với những không gian thờ cúng có diện tích vừa phải. Các độ sâu cho kích thước này có thể được lựa chọn: 61cm, 67cm, 69cm.
Chiều ngang 175cm, 193cm: dành cho không gian thờ có diện tích lớn hơn. Chiều sâu phải là 81cm, 87cm, 88cm, 89cm.
Những mẫu bàn thờ tam cấp đẹp
Bàn thờ tam cấp hiện nay nếu để trong nhà thờ họ, thông thường sẽ được thiết kế theo phong cách truyền thống với những đường nét kiến trúc cổ truyền, các hoa văn, họa tiết được chế tác vô cùng tỉ mỉ, công phu với những hình ảnh tứ linh, tứ quý… mang đậm nét văn hóa truyền thống. Đối với những gia đình nhà chung cư thì ít sử dụng mẫu bàn thờ tam cấp hơn nhưng nếu sử dụng sẽ chọn loại có kích thước nhỏ gọn, được thiết kế theo phong cách hiện đại nhưng vẫn mang những nét truyền thống đảm bảo sự thiêng liêng, tôn kính và trang trọng nhất.
Trên đây là những thông tin về bàn thờ tam cấp mà Nội Thất Cát Tường muốn bật mí cho các bạn. Hi vọng bài viết sẽ mang đến nguồn thông tin tham khảo hữu ích.