Người Việt rất tôn trọng tổ tiên, kính mộ người đã khuất, bởi vậy mà từ lâu đã hình thành lệ tục thờ cúng tổ tiên ông bà.
Ở tầm quốc gia, người Việt thờ các vua Hùng là những vị khai sáng đất nước. Ở từng địa phương, người Việt thờ những vị thành hoàng làng, xã, thờ các vị đầu tiên khai mở đất đai, lập ấp, dựng làng.
Với những nghề gắn bó với cuộc sống, người Việt thờ cúng các vị tổ nghề như nghề nông, nghề cá, chăn tằm, dệt vải, mộc, rèn… Còn trong từng gia đình Việt Nam, dù nghèo khó đến đâu cũng đều đặt bàn thờ ông bà tổ tiên.
Đạo lý Việt Nam, uống nước nhớ nguồn là một truyền thống đẹp. Thờ cúng tổ tiên ông bà cũng hướng tới những khát vọng đẹp.
Bàn thờ tổ tiên thường được đặt tại vị trí được xem là trang trọng nhất. Đó là nơi vừa giữ được nét tĩnh lặng, uy nghiêm lại vừa là nơi nhiều người trong gia đình có thể dễ dàng chiêm bái.
Nó có thể được bày biện trang trí cầu kỳ, được dựng riêng thành một tòa uy nghi là nơi thờ cúng chung của một dòng họ, lại cũng có thể đơn giản.
Một tấm ván trên bờ tường, một mặt tủ cao được tận dụng… với các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Song các gia đình từ bậc trung trở lên, bao giờ tủ thờ tổ tiên cũng được sắp đặt cẩn thận.
Bàn thờ tổ tiên
Thường bàn thờ tổ tiên chiếm hẳn một gian riêng. Ở nông thôn, nhà ba gian hay năm gian hay đặt bàn thờ ở gian giữa hoặc gian đầu đứng từ ngoài nhìn vào.
Ở thành phố, bàn thờ thường đặt trên tầng cao nhất. Trong các chung cư, gia chủ cũng chọn riêng một phòng nhỏ phù hợp với phong thủy.
Nhà ở nông thôn xưa thường tổ chức gian thờ thành ba lớp: Lớp ngoài cùng là tấm phản để đặt các mâm lễ. Nhà đông con cháu, mỗi gia đình nhỏ đặt một mâm hoặc một vài món đồ cúng đại diện. Ở thành phố, người ta thay phản bằng bàn. Cũng có nhà không có phản, người ta trải chiếu.
Chiếc rương thật lớn, cao khoảng 1m, dài và rộng 2m. Mặt trước gồm ba ô, mỗi ô khắc một chữ đại tự (大佀). Đôi khi, chiếc rương được thay bằng chiếc bàn to, kê trên 2 chiếc mễ (1m).
Có 2 chiếc mâm đặt phía trong bàn thờ. Mâm to đựng cỗ, mâm bé bày hương hoa trong ngày giỗ. Chiếc thứ 2 phải bé hơn chiếc thứ 1.
Có một chiếc thần chủ đặt trong khám thờ kê trên chiếc bệ. Có thể thay thế bằng chiếc ngai (chiếc ỷ) để tổ tiên thuộc hàng cao có thể kiểm soát con cháu thờ cúng.
Trước thần chủ thường có đĩa đựng trầu cau, 3 chén (ly) nước lã trong, chén (hoặc bình) rượu nhỏ, đĩa đồng hoặc sứ đặt 2 bên để đặt hoa quả, thức ăn để thờ.
Bên trong đặt bài vị của tổ tiên bằng sứ, có thể thay thế bằng ảnh chân dung người mất được treo lên tường sau hoặc đặt trên mặt bàn thờ.
Bàn thờ tổ tiên đẹp
Hương án thật cao. Bình hương lớn bằng sứ hoặc đồng, trong đó có để cát hoặc tro ở trong, ở giữa cắm trụ sắt cao để đặt hương vòng.
Hai bên có 2 cây đèn, bật khi cúng lễ. Hai cây đồng để thắp nến, có thể thay thế bằng hai con hạc đồng. Đồng có thể thay bằng sứ.Có thể trang trí thêm đồ vật như hoành phi, câu đối… vào chính giữa bàn thờ hoặc hai bên.
Việc thắp hương trên bàn thờ bao giờ cũng phải thắp theo số lẻ: 1, 3, 5, 7, 9, 11,… mà tránh thắp số chẵn như 2, 4, 6, 8, 10,… Người ta quan niệm rằng, số lẻ là dương nên nó phù hợp hơn với tổ tiên (người dương thắp cho người âm).
Loại hương thẳng gồm 2 phần: chân hương màu hồng đỏ, bụi hương thơm. Có một loại hương vòng bao gồm nhiều vòng hương, có buộc dây, được đặt trên que sắt trong bình hương.
Khi thắp hương, người ta phải để hương sao cho thật thẳng, tránh để hương bị nghiêng, méo hay xiêu đổ khiến đốm lửa giữa các nén hương không đều nhau, làm hương bị tắt lửa, hương tàn xuống có thể gây cháy những đồ lễ vật trên bàn thờ hoặc gây hỏa hoạn.
Khi thắp hương, nếu thắp 3 nén thì sau khi cắm nén thứ nhất(gọi là nén tâm), thì cắm nén thứ 2 bên tay trái(tức bên phải từ trong nhà nhìn ra, rồi cắm tiếp nén thứ 3 bên tay phải.
Người Việt thường cúng Gia tiên vào ngày Sóc – Vọng (Sóc là ngày Mồng Một, Vọng là ngày Rằm hàng tháng), lễ Tết, giỗ hoặc bất kỳ lúc nào cần được gia tiên phù hộ như: sinh con, đẻ cái, kết hôn, làm nhà, lập nghiệp, có trục trặc về sức khỏe. Đây là cách để thể hiện đạo lý Uống nước nhớ nguồn.
Bạn cần lưu ý những vấn đề sau để trang trí bàn thờ cúng tổ tiên trang trọng và phù hợp nhất.
Công việc chăm chút bàn thờ là cách để con cháu bày tỏ lòng yêu kính và tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên. Vì vậy, bạn cũng nên cẩn thận và tỉ mỉ hơn với các dụng cụ làm sạch bàn thờ.
Trang trí bàn thờ tổ tiên đẹp và trang trong bạn cần lưu ý.
Trên bàn thờ gia tiên, ở chính giữa đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ), hai bát hương khác đặt ở bên trái và bên phải tạo nên tư thế tam tài.
Ở hai góc ngoài đặt hai cây đèn dầu (hoặc nến) tượng trưng cho mặt trời bên trái và mặt trăng ở bên phải.
Khi cần giao tiếp với tổ tiên (có lúc thỉnh cầu, có lúc sám hối… người ta thường đốt nến (đèn dầu) và thắp hương. Mọi nguyện cầu theo các vòng khói hương chuyển đến ông bà tổ tiên.
Lễ vật dâng cúng thường bao gồm:
Ngoài ra, để có thêm không khí xuân cổ truyền, nhiều gia đình còn cắm một một cành đào hay cành mai trong lọ sứ lớn đặt trên bàn thờ.
Các loại hoa được chọn để lên bàn thờ, thường là các loại hoa có mùi hương thơm nhẹ như hoa huệ, hoa ly, hoa cúc… Tránh những loại hoa có gai sắc nhiều sát khí, hoặc những loại hoa có mùi quá gắt.
Vào sáng 30 Tết, việc bày biện bàn thờ tổ tiên ngày Tết phải được hoàn tất để sẵn sàng cho việc đón tiếp tổ tiên về “sum vầy” cùng con cháu. Phù hộ cho gia đình một năm mới bình an, hạnh phúc.
Tùy theo điều kiện kinh tế hay văn hóa từng miền mà trên bàn thờ có thêm cặp dưa hấu xanh, bao thuốc lá, cặp bánh chưng hay bánh tét và những món ăn ngày tết truyền thống trong gia đình.
Việc bày mâm ngũ quả xuất phát từ lý thuyết về ngũ hành: thủy – hỏa – mộc – kim – thổ những yếu tố tạo nên vũ trụ và sự vận hành của nó.
Bàn thờ cúng tổ tiên
Thông thường ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước: Phú (giàu có) – quý (sang trọng) – thọ (sống lâu) – khang (khỏe mạnh) – ninh (bình yên).
Mỗi một miền lại có một quan niệm riêng về ý nghĩa mâm ngũ quả. Người Nam Bộ có cách đọc chại âm hay đơn tiết hóa một số từ.
Ví dụ chỉ tên trái mãng cầu thì gọi đơn tiết hóa là Cầu (mãng cầu: thỏa mãn trong sự cầu xin) – Sung (Sung: chỉ sự sung túc, sung mãn) – Vừa (đọc chệch âm từ quả dừa) – Đủ (đơn tiết hóa của đu đủ) và Xài (là cách đọc chệch âm của quả xoài).
Trong khi đó, người miền Bắc hướng đến ý nghĩa biểu trưng nhiều hơn:
Bàn thờ gia tiên ngày Tết không chỉ là nơi mà mọi người bày tỏ tình cảm gia đình, huyết thống mà còn gửi gắm những lời chúc may mắn và một năm mới an khang, thịnh vượng.
Với những hướng dẫn trang trí bàn thờ ngày Tết như trên, hy vọng cả nhà bạn sẽ có một năm mới ấm no, hạnh phúc.
Nội thất gỗ óc chó Cát Tường – địa chỉ cung cấp bàn thờ tổ tiên không chỉ đẹp mà còn chất lượng tốt nhất, tại nội thất gỗ óc chó Cát Tường có đa dạng các mẫu mã bàn thờ tổ tiên do đó khách hàng có thể thoải mái lựa chọn, tìm cho gia đình mẫu bàn thờ phù hợp nhất cho không gian thờ cúng của gia đình mình.