Tủ âm tường là mẫu tủ khá mới mẻ trên thị trường hiện nay nhưng lại được người tiêu dùng đón nhận rất nhiều. Vậy giá tủ âm tường có đặc điểm gì? Để hiểu rõ hơn mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết giá tủ âm tường dưới đây của Nội Thất Cát Tường
Tủ âm tường là gì?
Tủ âm tường là loại tủ được thiết kế nằm sâu bên trong bề mặt tường với mục đích tiết kiệm không gian cho căn phòng và được thiết kế, thi công theo yêu cầu của từng khách hàng.
Tủ âm tường thường được làm bằng những chất liệu nào?
Tủ âm tường thường sử dụng các loại gỗ tự nhiên như gỗ óc chó, gỗ sồi, xoan đào, gỗ căm xe hay gỗ bích để làm. Bên cạnh đó, nhằm tiết kiệm chi phí, tủ có thể chọn làm bằng nhôm kính hoặc các loại gỗ công nghiệp như MFC, MDF, Veneer.
Ngoài ra, còn có thể sử dụng một số chất liệu như thạch cao, nhựa… để làm các mẫu tủ quần áo âm tường đẹp. Giá của tủ âm tường thường phụ thuộc vào chất liệu cũng như kích thước mà gia chủ mong muốn.
Phân loại tủ âm tường thông dụng hiện nay
Dựa theo chức năng phòng sử dụng
Tủ âm tường được phân thành 3 loại chính là: tủ âm tường phòng bếp, tủ âm tường phòng khách và tủ âm tường cho phòng ngủ.
– Tủ âm tường phòng bếp: đây là ý tưởng hoàn hảo cho những căn bếp hiện đại và có diện tích nhỏ. Mọi đồ dùng, thiết bị bếp được xếp gọn mang đến không gian rộng rãi, thuận tiện cho việc nấu nướng.
– Tủ âm tường phòng khách: thường dùng chứa đựng bộ sưu tập những loại rượu ngon và quý hiếm của gia đình. Ngoài ra, chúng ta còn có thể trang trí thêm quà lưu niệm, huân chương, cúp hay những giải thưởng đặc biệt khác.
– Tủ âm tường phòng ngủ: được thiết kế lùi sâu trong hốc tường với mục đích tiết kiệm không gian. Tủ được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như: nhôm kính, kính, gỗ tự nhiên, thạch cao… với giá thành hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Dựa theo cấu tạo tủ âm tường
Tủ âm tường được phân thành 4 loại tủ khác nhau là: tủ âm tường với cánh lùa, tủ âm tường sử dụng cửa cánh, tủ âm tường có cửa kính và tủ âm tường không có cửa.
– Tủ âm tường cánh lùa: Mẫu tủ âm tường được sử dụng nhiều nhất chính là tủ âm tường cánh lùa (hay còn gọi là tủ âm tường cánh trượt). Tủ không tốn nhiều diện tích mà vẫn đảm bảo được tác dụng đa năng và tính thẩm mỹ cao. Loại tủ này có ít nhất 2 cánh được kéo lùa một bên cánh sang để mở bên còn lại. Do đó dù là trẻ em, người lớn hay người già đều có thể sử dụng một cách dễ dàng, tiện lợi nhất.
– Tủ âm tường sử dụng cửa cánh: có chất liệu chủ yếu là gỗ. Bạn cần chú ý khi sử dụng loại tủ này vì khi cánh tủ mở ra sẽ chiếm diện tích và gây bí bách cho căn phòng. Do đó, bạn cần có không gian phòng ngủ đủ rộng.
– Tủ âm tường có cửa kính: mang đến cho người dùng cảm giác thoáng mát, không gian rộng mở và vẻ đẹp sang trọng, bắt mắt. Do được làm từ cửa kính trong suốt, có thể nhìn thấy từ bên ngoài nên bạn phải bố trí quần áo trong tủ đảm bảo gọn gàng, khoa học và đẹp mắt.
– Tủ âm tường không có cửa: Một loại tủ âm tường phổ biến khác là tủ âm tường không có cửa. Kiểu tủ này giúp căn phòng trông thật hiện đại, tinh tế và không tốn nhiều diện tích cho phần cửa tủ. Tuy nhiên, khi sử dụng dạng tủ này, bạn phải luôn giữ không gian trong phòng sạch sẽ, tránh làm bẩn hoặc bám bụi cho quần áo của mình.
Đặc điểm của tủ âm tường là gì?
Bản chất của tủ âm tường cũng giống như tủ bình thường nhưng khác nhau về cách bố trí tủ.
Thông thường, loại tủ này sẽ được thiết kế cao đến sát trần nhà, nằm sâu vào bên trong tường và bề mặt tủ ngang với bề mặt của tường. Do đó, bạn chỉ có thể nhìn thấy được mặt trước (mặt chính diện) và không thể nhìn thấy hai mặt bên và mặt sau của tủ.
Ưu và nhược điểm của tủ âm tường mà bạn nên biết
Ưu điểm của tủ âm tường
Công dụng chính của loại tủ này là bảo quản và chứa đựng quần áo tốt nhất. Tủ âm tường giúp tiết kiệm diện tích và hạn chế các lỗi trong thiết kế nội thất.
Loại tủ này giúp căn phòng trở nên vuông vắn, liền mạch, đẹp mắt, hiện đại, sang trọng và phong cách hơn. Tủ âm tường thường đa dạng về chất liệu, màu sắc, họa tiết, kiểu dáng cho nên phù hợp với mọi phong cách thiết kế nội thất phòng ngủ.
Nhược điểm của tủ âm tường
Do được thiết kế và thi công theo yêu cầu riêng của khách hàng dựa trên kiến trúc thực tế của căn phòng nên tủ âm tường khó có thể áp dụng rộng rãi cho các căn phòng bất kỳ.
Với đặc điểm là âm tường nên vị trí của tủ luôn phải cố định khiến cho bạn không thể thay đổi không gian trong phòng cũng như gây khó khăn trong việc vệ sinh sửa chữa tủ.
Bên cạnh đó, để lắp đặt tủ quần áo âm tường cũng khá cầu kỳ, phức tạp, phụ thuộc nhiều vào độ phẳng, bố cục của tường và tay nghề của người thợ thi công.
Có nên sử dụng tủ âm tường trong thiết kế nội thất?
Đối với những căn hộ, chung cư hoặc nhà ở có diện tích nhỏ, hẹp thì tủ âm tường là giải pháp lý tưởng.
Tủ âm tường được đông đảo các gia đình hiện đại sử dụng bởi giúp tiết kiệm được tối đa không gian sử dụng, tiết kiệm cho bạn khoảng không tuyệt vời của ngôi nhà. Đây cũng là loại tủ làm không gian sống thêm mới mẻ, độc đáo và tính thẩm mỹ cao, đa dạng về chất liệu, màu sắc. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng loại tủ này để chăn màn lên nóc cao của tủ vì nó được thiết kế kịch trần.
Các bước thiết kế và thi công tủ âm tường đơn giản
Lên thiết kế cho tủ âm tường
Đầu tiên, bạn cần lên thiết kế và lựa chọn mẫu tủ phù hợp với không gian. Có thiết kế chi tiết, rõ ràng sẽ giúp bạn dễ dàng chọn lựa được mẫu tủ âm tường phù hợp.
Ngoài ra, bạn còn lựa chọn màu sắc, kiểu dáng và phong cách tủ để hài hòa với không gian phòng ngủ của mình. Mẫu thiết kế chi tiết sẽ giúp bạn hình dung cụ thể về không gian cần thi công, các công việc phải thực hiện và ước chừng kinh phí thực hiện.
Xác định không gian cần đặt tủ
Bạn cần xác định không gian đặt tủ rõ ràng như đặt tủ âm tường trong phòng ngủ, phòng khách hay phòng bếp. Sau đó, xác định vị trí cụ thể để đặt tủ vì đặc trưng của kiểu tủ này là đặt vào hốc tường nên cần tính toán cũng như thiết kế khoảng không gian trống trước đó, điều này sẽ tiện lợi hơn khi thi công.

Kiểm tra, thi công
Cuối cùng, bạn cần kiểm tra, thi công và sắp xếp đồ đạc, quần áo giúp không gian trở nên gọn gàng, đẹp mắt hơn. Bạn có thể trang trí thêm các phụ kiện nội thất khác.
Cách xây tủ quần áo âm tường chuẩn và đẹp nhất 2022
Cách bố trí tủ âm tường
Khi đặt tủ ở những vị trí không thuận lợi thì bên trong bạn nên dán gạch men toàn bộ, hoặc làm cho kích thước tủ âm tường nhỏ hơn khoảng đặt tủ một chút rồi đẩy tủ vào và trang trí viền xung quanh cho những chỗ hở tường với tủ.
Thông thường, chiều sâu tủ áo ở khoảng 60cm do đó, độ âm vào bức tường đặt tủ khoảng từ 55 – 60cm là tốt nhất. Bạn có thể tận dụng những góc sẵn có trong nhà như gầm cầu thang hoặc các khoảng trống khác để đặt tủ âm tường nhằm giúp tiết kiệm tối đa không gian.
Vị trí đặt tủ âm tường
Đối với những không gian nhỏ hẹp thì bạn nên đặt tủ theo hình chữ I (i) hoặc chữ V, tức là trên một bức tường hoặc chạy dọc theo 2 bức tường tiếp giáp nhau. Bạn có thể sử dụng cửa trượt để tạo cảm giác rộng rãi hơn cho không gian. Khi đóng cửa, chiếc tủ như như một phần của bức tường làm không gian rộng hơn.
Những chiếc tủ âm tường lớn trải dài trên mảng tường sẽ rất hữu dụng cho ngôi nhà nhỏ vì chứa được rất nhiều đồ đạc, đồng thời kết nối các không gian của các phòng. Ngoài ra, tủ âm tường thường được kéo dài chiều cao lên đến trần nhà tạo sự liền lạc cho không gian phòng.
Cách thiết kế tủ âm tường chuẩn đẹp
– Về màu sắc: Khi thiết kế tủ, bạn phải cân nhắc đến màu sắc chủ đạo của cả căn phòng như màu sơn tường, màu gạch lát, màu của các đồ nội thất còn lại trong phòng.
– Về chất liệu: Khi đã lựa chọn được màu sắc phù hợp, bạn lựa chọn chất liệu phù hợp cho tủ âm tường của mình. Tùy theo nhu cầu và chi phí cho phép mà bạn chọn các chất liệu như gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, nhôm kính, nhựa hay thạch cao…
– Về kích thước: Để chọn kích thước cho tủ âm tường, bạn cần xem xét đến diện tích của bức tường, của căn phòng và công năng của tủ. Bạn có thể chọn kích thước bằng hoặc nhỏ hơn so với kích thước của tường. Trong đó, bạn phải đo chính xác số liệu, kích thước và vị trí đặt tủ để tránh sai lệch trong thi công.
– Về kết cấu tủ: Bạn lựa chọn loại cửa tủ phù hợp hoặc lắp thêm kính để tạo cảm giác rộng rãi hơn cho không gian. Phía trong tủ, bạn có thể tự thiết kế các ngăn, kệ, móc treo sao cho đảm bảo thẩm mỹ và sở thích của mình.
Báo giá tủ âm tường
Đơn giá làm tủ âm tường được tính theo đơn vị m2. Cụ thể như sau:
– Tủ âm tường gỗ công nghiệp:
Bề mặt phủ Melamine: 1,8 – 2,5 triệu đồng / m2.
Bề mặt phủ Veneer: 2,6 – 2,8 triệu đồng / m2.
Bề mặt phủ Acrylic: 2,5 – 3 triệu đồng / m2.
– Tủ âm tường gỗ tự nhiên:
Gỗ sồi Nga: 3,3 triệu đồng / m2.
Gỗ sồi Mỹ: 3,9 triệu đồng / m2.
Gỗ xoan đào: 3,6 triệu đồng / m2.
Gỗ óc chó: 8,5 triệu đồng / m2.
– Nhôm kính: 1,2 – 1,8 triệu đồng / m2.
Cách tính giá tủ âm tường như sau: Chiều rộng x Chiều cao x Chất liệu
Ví dụ: Tủ kích thước 0,5m x 2m, làm bằng gỗ sồi Nga sẽ có giá là 0,5 x 2 x 3,3 = 10,9 triệu đồng.
Trên đây là những thông tin về giá tủ âm tường mà Nội Thất Cát Tường muốn bật mí cho các bạn. Hi vọng bài viết sẽ mang đến nguồn thông tin tham khảo hữu ích.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!