Phong thủy bàn thờ

Phong thủy bàn thờ là yếu tố quan trọng để đặt vị trí của bàn thờ. Vậy phong thủy bàn thờ là gì và cách thiết kế bàn thờ hợp phong thuỷ như thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nội Thất Cát Tường

Tầm quan trọng của phong thủy bàn thờ

Bàn thờ là nơi thờ cúng gia tiên, thần phật, thể hiện sự thành tâm, tôn kính của gia chủ với những người đã khuất cũng như bậc thần phật. Đây là nơi tâm linh nhất của gia đình, mang ý nghĩa rất lớn.

Một bàn thờ được bày trí gọn gàng, trang nghiêm tôn kính phù hợp với phong thủy sẽ thể hiện được sự thành tâm của gia chủ, giúp gia đình được che chở, phù trợ, đón nhiều tài lộc may mắn, và bình an hạnh phúc. Nếu đặt bàn thờ ảnh hưởng đến phong thủy, phạm phải những đại kỵ trong phong thủy sẽ có thể khiến gia chủ dễ gặp tai họa, vận xui, khiến con đường công danh sự nghiệp cũng như cuộc sống dễ gặp nhiều bất trắc khó lường.

Vậy nên phong thủy bàn thờ có tầm quan trọng rất lớn với mỗi gia đình, có những nguyên tắc, đại kỵ cần lưu ý.

Kinh nghiệm thiết kế phòng thờ hợp phong thủy

Vị trí và hướng của phòng thờ

Vị trí phòng thờ nên đặt ở nơi kín đáo từ hướng cửa nhìn vào. Tốt nhất là nên đặt phòng thờ từ tầng 2 trở lên.

Hướng của phòng thờ tránh nhìn hướng Ngũ Quỷ và nên mang tính dương ngược hướng ánh sắng mặt trời.

Ngoài ra, do không gian nhà đất và nhà chung cư khác nhau về thiết kế mặt sàn và tầng do đó để phong thủy bàn thờ đúng chuẩn bạn cần lưu ý:

Với nhà đất: Đây là kiểu nhà truyền thống từ xưa đến nay nên việc xếp đặt gian thờ cúng và bàn thờ luôn phải tuân thủ chặt chẽ theo các nguyên tắc đặt bàn thờ truyền thống. Bàn thờ và gian thờ cúng phải được đặt ở vị trí cao của căn nhà, thông thường là ở một phòng của tầng trên cùng trong nhà, theo nguyên tắc phía trên bàn thờ phải là nóc nhà và bầu trời, không được để các phòng ốc khác đè lên. Ngoài ra phía trước bàn thờ nên là các gian trang trọng, còn phía sau bàn thờ và gian thờ có thể là không gian phụ như sân phơi, kho,…

Đối với nhà chung cư, toàn bộ không gian sinh hoạt nằm trên một mặt sàn, bàn thờ nên được đặt ở khoảng giữa mặt bằng của nhà, nên có phòng thờ riêng, hoặc nếu không không được thuộc vào hẳn một căn phòng nào. Nếu không gian không đủ để có phòng thờ riêng thì nên có rèm che bàn thờ, vị trí đặt trang trọng, tôn nghiêm.

Kích thước và màu sắc của phòng thờ

Phòng thờ có thể chiếm một không gian lớn trong căn hộ nhà bạn. Tùy theo kích thước của bàn thờ mà phòng thờ cũng có kích thước khác. Phòng thờ phải có kích thước đủ lớn và đủ không gian cho nhiều người sử dụng, không cần quá rộng.

Không gian thờ cúng vô cùng tôn nghiêm cho nên bạn không nên sử dụng những gam màu sặc sỡ. Phòng thờ nên sơn màu trầm hoắc tối chủ đạo là màu nâu của gỗ và các màu liên quan gần như: vàng sậm, cam, nâu, xám, trắng…

Kích thước bàn thờ được quy định tương ứng với kích thước lỗ ban. Trên thước này có các cung linh, phúc, sinh khí,… khi làm bàn thờ cúng cần chọn kích thước ứng với các cung cát này, để đảm bảo đem lại vượng khí, phúc lộc cho gia đình.

Về độ cao, bàn thờ nên có độ cao tỉ lệ với gia chủ, cao quá dễ gây khó khăn khi thờ cúng, thấp quá lại thiếu đi sự tôn nghiêm, vậy nên cần lưu ý độ cao thật cẩn thận.

Trong phòng thờ ánh sáng là điều rất quan trọng, cần đảm bảo các yếu tố, vừa có ánh sáng tự nhiên để không bị u ám lạnh lẽo, vừa nên có đèn thờ vàng ấm để mang đến sự trang nghiêm nhưng vẫn gần gũi ấm cúng. Ánh sáng đèn quá yếu hay quá mạnh, màu sắc lòe loẹt, ánh sáng lạnh đều nên tránh.

Ngoài ra phong thủy bàn thờ không nên lắp quá nhiều bóng đèn, ánh sáng đèn bàn thờ cũng không nên chiếu thẳng vào người làm lễ để tránh đại kỵ phong thủy.

Trang trí và bày biện

Trong phòng thờ không nên để quá nhiều đồ đạc mà tập tủng chủ yếu mang lại không gian thanh tịnh cho nên bạn chỉ nên bố trí vật dụng ở xung quanh phòng thờ. Chính giữa phòng thờ nên để trống để gia đình có thể hành lễ khấn bái.

Ngoài ra, các vật dụng trong phòng thờ và trên bàn thờ nên bố trí đối xứng.

 Nguyên tắc chiếu sáng phòng thờ

Không gian ấm cúng và trang nghiêm của phòng thờ thích hợp khi sử dụng bóng đèn phát ánh sáng màu vàng dịu. Ánh sáng của đèn trong phòng thờ không được quá gắt mà phải dịu nhẹ tạo cảm giác dễ chịu khi sử dụng không gian thờ.

Những lưu ý khi thiết kế không gian phòng thờ

Cửa sổ phòng thờ

Nếu trong phòng thờ có cửa sổ để thông thoáng khí thì nên thiết kế xa bàn thờ tránh ánh sáng và gió trời rọi trực tiếp vào bàn thờ.

Rèm cửa sổ phòng thờ

Chọn rèm cửa sổ phòng thờ bạn nên chú ý đến màu sắc sao cho hài hòa với gam màu của căn phòng. Phòng thờ nên chọn rèm cửa màu đậm hơn so với màu sơn tường.

 Phòng thờ kết hợp phòng khách

Đối với những căn hộ chung cư thì bàn thờ thường được đặt chung tại phòng khách. Bạn chỉ cần lưu ý không đặt bàn thờ sát nhà vệ sinh hoặc bếp ăn là được.

Tranh treo ở phòng thờ

Tranh phong thủy treo trong phòng thờ không chỉ mang mục đích trang trí mà còn đem đến những vượng khí và tài lộc nếu sử dụng hợp lý.

Gạch lát nền và trần của phòng thờ

Trần của phòng thờ nên cao hơn bàn thờ một mức lý tưởng để khi đốt nhang không bị đen. Phòng thờ nên làm trần bằng thạch cao sẽ không lo bám màu khói khi thắp nhang.

Gạch lát nền của phòng thờ cũng tương tự như trên, không nên sử dụng những màu sặc sỡ. Phòng thờ nên lát gạch có màu tối chủ đạo là màu gỗ hoặc lát nền bằng gỗ thì càng tốt.

Xây phòng thờ trên sân thượng

Phòng thờ được xây ở tầng cao nhât (tầng thượng) sẽ tránh được những hoạt động của gia chủ tác động là điều rất tốt. Tuy nhiên trên sân thượng phải có một phòng rộng và thoáng mát hạn chế ánh sáng mặt trời.

Phòng thờ ở tầng lửng

Phòng thờ hoàn toàn có thể đặt ở tầng lửng nhưng phải đảm bảo tránh nằm trên nhà vệ sinh hoặc đối diện cầu thang.

Bên cạnh đó, việc đặt phòng thờ ở tầng lửng khiến cho không gian thờ có thể nhỏ gây khó khăn hơn một chút cho việc sinh hoạt một chút.

phong thủy bàn thờ

Phòng thờ kết hợp phòng đọc sách

Không gian thờ cúng yên tĩnh hoàn toàn phù hợp sử dụng kết hợp với việc đọc sách. Hơn nữa, bạn có thể tĩnh tâm và tập trung hơn khi đọc sách trong phòng thờ mà không lo sợ tội thất kính.

Đồ vật nên có trên bàn thờ và vị trí đặt các đồ vật như sau:

3 bát hương: Đặt ở chính giữa bàn thờ. Bát lớn nhất ở giữa để thờ Phật cầu phúc cho gia đình bình an, mạnh khỏe, giúp gia chủ tránh tai ương, nghiệp chướng. 1 bát dùng để thờ Thần như Thổ Công, Thần Tài,… cầu cho gia đình tài lộc, thịnh vượng yên ấm. Một bát còn lại dùng để thờ cúng tổ tiên những người đã khuất trong gia đình, mong được tổ tiên che chở, phù hộ độ trì, soi đường chỉ lối cho gia chủ. Ngoài ra cũng có thể sắp xếp bát hương thờ Phật và tổ tiên chung 1 loại bát, 1 bát thờ Thần, và 1 bát thờ bà Cô Tổ – bà cô ở giữa thần và gia tiên.

Lọ lộc bình sứ: Lộc bình nên đặt ở bên trái, hoặc 2 lọ đặt đối xứng ở hai bên để cắm cành lộc, hoa tươi hoặc hoa sen đúc bằng đồng.

Di ảnh thờ: “Nam tả, nữ hữu”, theo quan niệm dân gian, vậy nên trên bàn thờ cúng tổ tiên, có thể đặt di ảnh nam bên trái, di ảnh nữ bên phải (theo hướng bàn thờ nhìn ra chứ không phải hướng người làm lễ nhìn vào).

Mâm bồng: Thường gồm 3 cái để bày trí hoa quả và tiền vàng, bánh kẹo khi cúng kiếng là vật không thể thiếu để bày lễ cúng gia tiên, thần phật.

Ngai chén thờ: Ngai chén thờ đựng nước và đựng rượu. Nên có trên bàn thờ vừa thể hiện cho sự cao sang phú quý, vừa giúp đem lại điềm lành, hạnh phúc và chứa đựng nguồn sống vĩnh cửu cho gia chủ. Đặt ở gần giữa phía trước của bàn thờ, trước bát hương. Số chén theo số lẻ, thường là 3 chén hoặc 5 chén.

Đèn dầu hoặc chân nến: Đèn dầu được thắp sáng trên bàn thờ thay cho soi lối đường về cho ông bà tổ tiên để trở về nhân gian hưởng lễ lộc từ con cháu.

Chóe thờ: Trong phong thủy, chóe thờ tượng trưng cho hũ gạo hũ vàng, đem lại sự sang trọng cho bàn thờ thêm đẹp mắt, đồng thời cầu mong cho gia chủ có cuộc sống giàu sang phú quý.

Một số đồ vật khác nên có trên bàn thờ như: Bộ Đỉnh Hạc, cây nến đôi đèn, đài thờ, đũa thờ, ống hương, đĩa cau trầu, bát thờ,… gia chủ có thể tùy vào kích thước bàn thờ để bày trí sao cho hợp lý.

Trong không gian thờ có thể treo các loại tranh phong thủy như tranh Tứ Quý, Thủy Mặc, Tứ Linh,… vừa thẩm mỹ vừa trang nghiêm, giúp mang lại thuận lợi và may mắn cho gia đình.

Những đồ vật không nên có trên bàn thờ:

Đồ giả: Bày đồ giả lên bàn thờ được xem là thể hiện thái độ không thành tâm theo quan niệm của ông cha từ xưa, như vậy sẽ gây nên tội bất kính.

Giấy tiền vàng mã: Chỉ sử dụng khi dâng cúng chứ không được để quá lâu trên bàn thờ, cúng kiếng xong phải mang đi hóa vàng ngay. Để tiền vàng lâu trên bàn thờ khiến tài lộc, tiền bạc gia chủ bị ảnh hưởng, trì trệ trong chuyện công việc làm ăn.

Chân hương vòng: Theo phong thủy, các đồ kim loại như chân hương vòng, lư đồng, chân nến, que sắt nếu cắm vào bát hương trên bàn thờ sẽ không tốt, ảnh hưởng đến sức khỏe gia chủ. Nếu muốn thắp hương vòng chỉ đốt ở ngoài bát hương, đặt trên đĩa là được.

Bỏ cát vào trong bát hương: Bát hương trên bàn thờ chỉ được phép dùng tro chứ không được dùng cát thay thế, điều này gây bất kính khiến tổ tiên thần phật khiển trách, gia đình dễ lục đục gặp khó khăn, sức khỏe suy yếu. Bát hương phải sử dụng tro sạch đốt từ rơm đã qua sàng lọc loại bỏ sạch tạp chất.

Một số loại hoa kiêng đặt bàn thờ như: Hoa ly – mang nghĩa ly tán; hoa cúc vạn thọ – mùi hương khó chịu không phù hợp cho khu vực thờ cúng.

Trên đây là những thông tin về phong thủy bàn thờ mà Nội Thất Cát Tường muốn bật mí cho các bạn. Hi vọng bài viết sẽ mang đến nguồn thông tin tham khảo hữu ích.

chat zalo Chat với chúng tôi qua zalo chat messenger Chat bằng facebook messenger