Sản xuất nội thất

Sản xuất nội thất là một quy trình quan trọng để tạo ra những sản phẩm chất lượng đến tay người tiêu dùng. Nếu bạn đang thắc mắc về quy trình sản xuất nội thất như thế nào, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nội Thất Cát Tường

Sự khác nhau giữa sản xuất nội thất gỗ tự nhiên và nội thất gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp hiện nay thường có hai thành phần cơ bản là cốt gỗ và bề mặt.

Cốt gỗ công nghiệp là loại gỗ dùng keo hoặc hóa chất kết hợp với vụn gỗ để làm ra tấm gỗ. Cốt gỗ công nghiệp đa số được làm từ các nguyên liệu tận dụng như ngọn, cành của cây gỗ tự nhiên. Cốt gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay như cốt MFC, MDF, HDF, Plywood. Cốt gỗ công nghiệp chia làm  cốt thường và cốt chống ẩm ( lõi xanh). Ví dụ MDF có hai loại là MDF thường và cốt MDF chống ẩm. MFC cũng tương tự…

Cốt gỗ công nghiệp được dán lớp phủ bề mặt giúp hạn chế trầy xước và tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm nội thất. Các lớp phủ bề mặt phổ biến được dùng cho nội thất gỗ công nghiệp là lớp phủ Melamine, phủ Laminate, Acrylic hay sơn PU.

Lớp phủ bề mặt Laminate

Tóm lại : Cốt gỗ công nghiệp + phủ bề mặt – > Tấm gỗ công nghiệp để sản xuất nội thất với độ dày phổ biến 9mm, 17mm và 24mm, kích thước tiêu chuẩn 1220mm x 2440mm.

Gỗ tự nhiên

Gỗ tự nhiên được khai thác từ khu rừng tự nhiên hay rừng trồng lấy gỗ, lấy nhựa, tinh dầu. Gỗ tự nhiên được đưa vào sản xuất nội thất trực tiếp mà không qua giai đoạn chế biến gỗ thành nguyên vật liệu khác.

Nét đặc trưng của gỗ tự nhiên chính là hình thù độc đáo của vân gỗ cùng những màu sắc khác nhau. Chính điều này khiến các sản phẩm nội thất gỗ tự nhiên mang đến vẻ đẹp riêng biệt. Giá thành của gỗ tự nhiên cũng đắt hơn gỗ công nghiệp khá nhiều

Từ một cây gỗ với kích thước hạn chế để tạo ra được những sản phẩm nội thất đa dạng kích cỡ công đoạn chế biến gỗ đòi hỏi rất nhiều tâm sức và sự tỉ mỉ của người thợ. Điều này cũng góp phần làm chi phí sản xuất nội thất gỗ tự nhiên thường cao hơn sản xuất nội thất gỗ công nghiệp.

Do sự khác biệt về nguyên liệu đầu vào của gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp dẫn đến quy trình sản xuất đồ gỗ nội thất của hai loại gỗ này cũng có nhiều công đoạn khác nhau.

Quy trình sản xuất nội thất: Sản xuất nội thất gỗ tự nhiên

Bước 1: Đọc bản vẽ

Bước 2: Thống kế vật tư nguyên liệu

Nguyên liệu gỗ tự nhiên được nhập về sẽ bổ sung thêm công đoạn so với gỗ công nghiệp

Bước 3: Xẻ gỗ

Từ những khối gỗ lớn sẽ được xẻ thành những thanh hoặc tấm gỗ có kích thước theo yêu cầu sử dụng. Tay nghề của người thợ rất quan trọng trong khâu này. Với người thợ có kinh nghiệm sẽ chọn được những phương án xẻ gỗ không bị hao gỗ và cho ra những tấm gỗ không bị lỗi (nứt nẻ, tỳ vết)

Bước 4: Sấy gỗ

Gỗ thành phẩm sau khi xẻ sẽ được tẩm chất chống mối mọt và đưa vào lò sấy. Với gỗ được chuẩn bị trước càng lâu thì hàm lượng nước trong gỗ càng giảm vì được hong phơi trong điều kiện tự nhiên, do đó chi phí và thời gian sấy gỗ càng giảm.

Thời gian sấy gỗ cần đảm bảo nhiệt độ trong lò luôn nằm trong giới hạn tiêu chuẩn. Nhiệt độ cần luôn phải ổn định nếu không sau ra lò gỗ sẽ bị biến dạng, cong vênh, nứt nẻ.

Độ ẩm của gỗ sau khi sấy đảm bảo ở mức độ ẩm 15%, đây là điều kiện tiêu chuẩn của gỗ sau khi sấy.

Bước 5: Lọc gỗ

Sau khi sấy gỗ sẽ được phân loại dựa vào tiêu chí: Bề mặt gỗ mịn, rắn chắc, vân đẹp, màu tự nhiên, không bị nứt nẻ, cong vênh..

Những tấm gỗ không đạt yêu cầu sẽ được chuyển sang mục đích sử dụng khác.

Bước 6+ 7: Gia công sơ bộ và gia công sản phẩm

Gỗ xẻ =>  Bào ròng =>  Cắt =>  Ghép =>  bào 4 mặt =>  Phôi nguyên liệu.

Ở công đoạn này cũng cần sự tỉ mỉ hơn so với gỗ công nghiệp. Gỗ tự nhiên cần bào, gọt, đục, đẽo để gia công những sản phẩm mộc tinh tế, tỉ mỉ.

Bước 8: Chuẩn bị để lắp ráp sản phẩm

Bước 9: Hoàn thiện sản phẩm

Giai đoạn sơn sản phẩm cũng cần nhiều công đoạn hơn so với sơn phủ ở gỗ công nghiệp. Giai đoạn sơn sản phẩm gỗ tự nhiên cần thông qua các bước sau:

Giai đoạn sơn thành phẩm: Sơn lót lần 1 => Lắp ráp lần 1 => Sơn lót lần 2 => Lắp ráp lần 2 => Bả sản phẩm => Sơn phủ màu theo thiết kế => Sơn phủ bóng.

Bước 10: Kiểm tra sản phẩm

Bước 11: Đóng gói sản phẩm

Bước 12: Lắp đặt và nghiệm thu sản phẩm

sản xuất nội thất

Những điều cần biết về sản xuất nội thất

Nên trực tiếp đến xưởng gỗ

Người xưa có câu: “ trăm nghe không bằng một thấy”. Nếu chỉ tham khảo trên website với những hình ảnh sản phẩm lung linh thì bạn rất khó có thể kiểm định được chất lượng sản phẩm cũng như quy trình làm việc của bên xưởng sản xuất. 

Hơn nữa, hiện nay tồn tại một thực trạng là những hình ảnh 3D đầy rẫy trên mạng, nhiều công ty copy về đăng lên website của mình để quảng cáo với khách hàng. Vì thế, đừng vội tin vào những hình ảnh ấy mà hãy dành thời gian đến thăm xưởng sản xuất của họ để tìm hiểu kỹ hơn.

Bạn có thể đến xem và tham khảo một vài nơi, một vài xưởng gỗ để có sự so sánh đối chiếu về quy mô, showroom công ty, vị trí, số lượng nhân viên, đội ngũ kiến trúc sư, đội thợ mộc thi công, hệ thống máy móc sản xuất hay các công trình đã thực hiện,…

Theo đó, bạn sẽ có đánh giá sơ bộ về các đơn vị làm nội thất và lẽ tất nhiên cũng tìm hiều qua được về các loại nguyên vật liệu trong đóng lắp nội thất, tính chất của từng loại, lựa chọn nào là phù hợp? giá cả sản phẩm ra sao,…

Chọn những xưởng gỗ vừa thiết kế vừa trực tiếp sản xuất nội thất

Hiện nay, đa số các xưởng gỗ đều có đội ngũ thiết kế và thi công riêng. Nhưng vẫn tồn tại một số xưởng chỉ đóng lắp nội thất theo mẫu có sẵn, do đội thợ mộc làm, đội ngũ thiết kế không chuyên, yếu kém trong chuyên môn, kinh nghiệm. Vì thế, bạn cần chú ý khi “chọn mặt gửi vàng”.

Tốt nhất nên chọn những xưởng gỗ vừa thiết kế vừa trực tiếp sản xuất nội thất. Bởi bên thiết kế đương nhiên sẽ hiểu rõ nhất sản phẩm của mình nên khi đồng thời sản xuất họ sẽ mang đến cho bạn những sản phẩm theo đúng ý tưởng đã thiết kế, đúng công năng sử dụng, đúng kết cấu cần thiết, nguyên phụ kiện,…

Hơn nữa, khi làm việc với cùng 1 công ty nội thất, bạn sẽ đỡ mất nhiều thời gian đi lại bàn bạc trao đổi, không bị thiết sót trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, hiện nay tại nhiều xưởng sản xuất còn có chính sách miễn phí thiết kế khi khách hàng đặt đóng sản phẩm, lẽ tất nhiên điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ.

Quan tâm đến chất lượng sản phẩm

Lẽ tất nhiên đây là yếu tố vô cùng quan trọng khi chọn xưởng gỗ sản xuất nội thất vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của bạn.

Bạn cần quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà xưởng gỗ đó thực hiện bao gồm: vật liệu gỗ, kiểu dáng, thiết kế, phụ kiện,… Tốt nhất nên đến thăm showroom trưng bày của đơn vị sản xuất đó để đánh giá chất lượng sản phẩm sau này công ty làm cho mình như thế nào, có phù hợp với mức đầu tư của mình không? năng lực sản xuất và thi công của xưởng có tốt không?

Quan tâm đến yếu tố giá cả

Chọn xưởng gỗ đóng lắp nội thất, cần quan tâm đến yếu tố giá cả, cần phải minh bạch công khai, cụ thể theo từng loại chất liệu gỗ để tránh tình trạng bị ép giá khi sản xuất. Bạn có thể yêu cầu các bên báo giá sơ bộ tổng thể phần sản xuất trước để nắm được tổng quan mức chi phí thi công về sau.

Xem xét hợp đồng

Khi chọn xưởng gỗ sản xuất nội thất, bạn cần xem xét hợp đồng, thỏa thuận rõ ràng về các hạng mục như: lựa chọn vật liệu gỗ, kiểu dáng thiết kế, kích thước sản phẩm, thời gian hoàn thành, yêu cầu thanh toán, chế độ bảo hành…

Tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm tại xưởng sản xuất nội thất

Tiêu chuẩn để chọn lựa nguyên liệu đầu vào

Đối với vật liệu gỗ thô thì cần phải được chọn lựa một cách kỹ trước khi đưa vào gia công để sản xuất.
Màu sắc thì cần phải đều nhau cùng với với độ chênh lệch sẽ không quá 5%.
Bề mặt gỗ thì cần phải được đảm bảo là phẳng tuyệt đối và cũng sẽ không bị bong tróc, nứt nẻ và không bị tật lỗi.

Đối với loại gỗ veneer các vân gỗ cho những mảng vách lớn hoặc là hệ cánh tủ,… thì cần phải được lựa chọn sao cho hợp lý và đồng đều với nhau.

Gỗ để được đưa vào sản xuất thì cần phải đảm bảo được những yêu cầu theo như chỉ tiêu chất lượng về quy định cường độ, độ ẩm và độ co ngót cong vênh cùng với độ đặc chắc,… và phải được cung cấp bởi những nhà phân phối, sản xuất gỗ chất lượng cũng uy tín nhất.

Tiêu chuẩn về kỹ thuật chung dành sản phẩm.

Đối với mọi dòng sản phẩm đồ gỗ nội thất thì cần phải đạt được những tiêu chuẩn kỹ thuật. Và mọi tiêu chuẩn về kỹ thuật chính là căn cứ để có thể đánh giá được dòng sản phẩm khi đã kết thúc từng công đoạn.

– Đúng với các mẫu thiết kế về kích thước cũng như là hình dáng ở trên bản vẽ chi tiết của những kỹ sư, kiến trúc sư hoặc là họa viên thiết kế của xưởng sản xuất nội thất.

– Những chi tiết cấu tạo cần phải đảm bảo về kết cấu cùng với liên kết theo như chỉ định của bản vẽ kết cấu theo chi tiết.

– Những vết ghép nối cần phải đảm bảo là nằm trong độ dung sai cho phép về mặt kỹ thuật ( tối đa những kẽ hở sẽ không vượt quá là 1mm ).

– Cạnh cắt của những tấm gỗ thì cần phải được làm phẳng và đối với các cạnh lộ ra phía ngoài thì cần phải được dán cạnh theo đúng như tiêu chuẩn và cũng không được để bị cong vễnh hoặc phồng hay bị nứt sau khi đã hoàn thành phần thô.

– Đối với những góc sản phẩm thì cần phải được bo mép từ 1mm cho đến 2mm. Đối với những dòng sản phẩm có bề mặt bằng Veneer cần phải ghép theo như phương pháp ghép mới.

– Không được ghi tên hoặc là lấy dấu lên những sản phẩm bằng bút dạ hoặc là chút bị (nên sử dụng bút chì cùng với băng dính giấy để có thể đánh dấu).

– Những dòng sản phẩm sau khi được sử lý phần thô thì cần phải được bảo quản theo đúng như quy cách không được để bị sứt góc, trầy xước và phải có biện pháp che mặt cũng như là bọc góc để có thể bảo vệ cho sản phẩm khi xếp lưu kho trước khi chuyển sang công đoạn sơn. Cần phải có khu vực lưu kho riêng biệt để có thể bảo đảm được sự gọn gàng và khô ráo.

– Những dòng sản phẩm sản xuất ra cần phải được lắp giáp lên hoàn chỉnh và cần phải kiểm tra trước được mọi vấn đề vướng mắc để có thể điều chỉnh được lần cuối giữa: tổ trưởng thi công, tổ KCS giám sát nhà xưởng gỗ và Kỹ sư giám sát thi công trong xưởng sản xuất nội thất. Sau khi đã đạt được những tiêu chuẩn cũng như là kí xác nhận rồi thì mới làm thủ tục để bàn giao sang công đoạn sơn và hoàn thiện về sản phẩm.

Trên đây là những thông tin về sản xuất nội thất mà Nội Thất Cát Tường muốn bật mí cho các bạn. Hi vọng bài viết sẽ mang đến nguồn thông tin tham khảo hữu ích.

chat zalo Chat với chúng tôi qua zalo chat messenger Chat bằng facebook messenger