Bàn học là đồ dùng không thể thiếu trong hành trình học tập của trẻ em. Việc lựa chọn kích thước bàn ghế đúng tiêu chuẩn có vai trò rất quan trọng, bởi nó ảnh hưởng tới sức khỏe và cả sự phát triển trí tuệ.
Vậy kích thước bàn ghế học sinh được quy định như thế nào? Cùng Nội thất Cát Tường tìm lời giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây.
Với trẻ nhỏ, việc ngồi học đúng tư thế sẽ giúp con có được hiệu quả học tập tốt hơn so với việc ngồi học ở một không gian bí bách, không phù hợp.
Đó là lí do mà nhiều bậc phụ huynh coi trọng việc lựa chọn kích thước bàn học sinh tiêu chuẩn bàn ghế học sinh khi mua sắm bàn ghế cho con yêu.
Không chỉ với mục đích cho con có được tư thế ngồi học thoải mái nhất, tăng hiệu quả học tập mà việc chọn đúng kích thước bàn ghế còn giúp cha mẹ phòng tránh tối đa các căn bệnh học đường gây ra cho con như: cận thị, loạn thị, vẹo cột sống….
Những căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập mà còn tác động xấu đến cuộc sống của con sau này.
Ngược lại, khi cha mẹ bố trí cho con một bộ bàn học sinh có kích thước bàn ghế học sinh đạt tiêu chuẩn, phù hợp với vóc dáng cơ thể lại giúp con yêu có được sự thoải mái, tiếp thu bài vở tốt hơn cũng như có được sự phát triển tự nhiên thuận lợi.
Đặc biệt, lựa chọn các mẫu bàn ghế học sinh chất lượng tốt, thêm vào đó là hình thức bắt mắt sẽ kích thích tối đa khả năng học tập, trí tưởng tượng của trẻ.
Theo các nhà nghiên cứu, tư thế ngồi học tốt nhất được đánh giá thông qua những chỉ số sau: Góc cúi của đầu so với phương thẳng đứng là 25 độ, góc giữa đầu và thân là 35 độ, góc giữa thân và đường thẳng đứng là 10 độ, góc khuỷu tay là 90 độ, góc thân đùi là 115 độ…
Ở các trường học và các bậc phụ huynh, khi mua sắm bàn ghế học tập cho trẻ cần căn cứ vào chiều cao trung bình và chiều cao cụ thể của trẻ để lựa chọn cho phù hợp.
Cũng có thể chọn những loại bàn ghế học sinh có thể điều chỉnh được chiều cao vì ở độ tuổi này, chiều cao của trẻ thường tăng mạnh.
Như chúng ta biết học sinh bao gồm học sinh tiểu học, trung học cơ sở cho đến trung học phổ thông. Vì vậy, khi tìm hiểu về kich thuoc ban hoc sinh chúng ta cần phân chia thành từng nhóm đối tượng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng với Bộ Y tế đã đưa ra Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT – BGDĐT – BKHCN – BYT để hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông phù hợp với chiều cao của trẻ như sau:
Chiều cao bàn: Trong tiêu chuẩn về kích thước ghế học sinh tiểu học, chiều cao bàn là yếu tố vô cùng quan trọng, nó phải có sự hài hòa, tỉ lệ với chiều cao ghế.
Chiều cao bàn là khoảng cách thẳng đứng từ mặt sàn đến cạnh sau mặt bàn. Nó cũng có thể tính bằng khoảng cách từ mép trên bàn đến mặt ngang ghế cộng thêm chiều cao ghế ngồi.
Chiều rộng: Chiều rộng bàn học sinh cho mỗi chỗ ngồi bằng chiều ngang lớn nhất của cơ thể người dùng cộng thêm 5-7 cm là đủ.
Thiết kế chiều rộng của bàn đủ diện tích sử dụng, nhằm đảm bảo cho học sinh thoải mái khi viết bài, cẳng tay tỳ được lên bàn như một điểm tựa bổ sung và không bị vướng. Kích cỡ bàn học sinh tiểu học đạt chuẩn nhất định không thể thiết yếu tố này.
Chiều sâu bàn: Kích thước này đạt chuẩn trong kích thước bàn học sinh tiểu học sẽ giúp cho các em không bị mỏi khi viết.
Nó cần phải đảm bảo cho học sinh có không gian đủ để sách vở khi viết và trong tầm tay với của học sinh. Vì thế chiều sâu bàn được xác định bằng chiều dài từ khớp vai tới cổ tay.
Theo Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT – BGDĐT – BKHCN – BYT về việc hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông như sau:
Học sinh cấp 2 có hai mức chiều cao là từ 130cm đến 144 cm và từ 145cm đến 159 cm nên kich thuoc ban hoc (sai số cho phép của kích thước là ± 0,5cm) được quy định như sau:
– Chiều cao bàn là 57 cm hoặc 63 cm.
– Chiều sâu bàn là 50 cm
– Chiều rộng bàn
Với bàn một chỗ ngồi là 60 cm.
Với bàn hai chỗ ngồi là 120 cm.
– Chiều cao ghế là 34 cm hoặc 37 cm.
– Chiều rộng ghế là 31 cm hoặc 34 cm.
– Chiều sâu ghế là 33 cm hoặc 36 cm.
Tuy nhiên những kích thước nêu trên là dành cho những học sinh có các số đo hình thể nằm trong khoảng chỉ số nhân trắc theo quy định của Bộ Y tế, ngoài ra chiều cao của từng trẻ sẽ là khác nhau, nên khi lựa chọn bộ bàn học sinh cho con thì cha mẹ cần chú ý nguyên tắc:
– Chiều cao của ghế bằng 0,27 lần chiều cao của trẻ.
– chiều cao bàn học bằng 0,46 lần chiều cao của trẻ.
Dựa theo chiều cao bình quân của người tại Việt Nam, học sinh cấp 3 sẽ rơi vào hai khoảng chiều cao theo quy định về kích thước bàn ghế của Bộ Y tế là từ 145cm đến 159 cm và từ 160cm đến 175cm nên bàn ghế sẽ có kích thước:
– Chiều cao bàn là 63cm hoặc 69 cm.
– Chiều cao ghế là 37 cm hoặc 41 cm.
Tuy nhiên đây là những kích thước dành cho học sinh có chỉ số nhân trắc bình thường, nghĩa là học sinh có các số đo hình thể nằm trong khoảng chỉ số nhân trắc theo quy định của Bộ Y tế vì thế khi lựa chọn bàn ghế, các bậc phụ huynh có thể áp dụng theo nguyên tắc:
– Chiều cao ghế bằng 0,27 chiều cao cơ thể.
– Chiều cao bàn bằng 0,46 chiều cao cơ thể.
Như vậy với kích thước tiêu chuẩn như trên cũng đảm bảo kích thước bàn học theo phong thủy cho các bé yên tâm học hành mà vẫn đảm bảo sức khỏe.
Đối với các bậc cha mẹ, con cái là niềm vui, nếu con cái học tốt, thành đạt thì đó quả là niềm hạnh phúc nhất. Bài trí bàn học theo phong thủy luôn được các bậc cha mẹ quan tâm.
Trong một căn phòng nhỏ, bài trí phòng học cho con không phải là chuyện đơn giản, tuy nhiên theo phong thủy, phòng quá lớn để bài trí làm phòng học cũng không hẳn tốt.
Theo nguyên lý tụ khí (tích tụ vận khí tốt) trong phong thủy học, một phòng học có diện tích vừa phải sẽ dễ tụ khí hơn, mang lại nhiều may mắn và thuận lợi trong con đường sự nghiệp cho người học.
Những sắc màu thuộc hành Hỏa nên tránh, bởi màu đỏ của hành hỏa sẽ làm ức chế, có thể khiến con bạn bị mất tập trung, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý khi sử dụng căn phòng.
Màu lục hoặc màu trắng, vàng nhạt sẽ tốt hơn bởi nó kích thích sự sáng tạo và ham học hỏi.
Bàn ghế học sinh tốt nhất nên đặt đối diện hướng Đông Bắc, hướng của sự khôn ngoan và học tập. Không bố trí bàn học sinh giữa cửa ra vào và cửa sổ hoặc quay lưng ra hai vị trí này vì điều đó sẽ gây tâm lý bất an cho trẻ. Ghế học sinh phải có tựa để tạo sự vững chãi, chắc chắn.
Nếu góc học tập chỉ có thể bố trí ở một góc phòng thì khắc phục bằng cách treo một chiếc chuông gió để hấp thụ sinh khí của trời đất, xua đi âm khí. Nên trưng bày một số vật khí phong thủy trên bàn học để thúc đẩy ý chí và tinh thần học hỏi của trẻ.
Theo phong thủy, bất kể đặt bàn học hay bàn làm việc, cũng đều phải có thể núi để tựa vào, như vậy trong học tập sẽ thuận lợi, học cao kết quả tốt, trong công việc sẽ thăng tiến nhanh.
Không nên đặt bàn học giữa phòng, bởi vị trí trung tâm không có một điểm tựa nào dẫn đến cô lập, không được nâng đỡ về tinh thần, thiếu tỉnh táo, bất an, dễ mắc sai lầm, học tập kém.
Không được đặt bàn mà khi ngồi, con bạn có thể nhìn thấy cửa ra vào, bởi vì đây được phong thủy gọi là “phạm môn xung sát”, tư tưởng luôn bị phân tán, trì trệ, học tập kém, ngoài ra con trẻ bạn còn dễ mắc bệnh về đường hô hấp.
Không được đặt bàn học dựa vào cửa sổ, hoặc đặt bàn phía sau lưng là cửa ra vào như vậy học tập không đạt kết quả cao, thi cử kém may mắn.
Không được để đặt bàn ghế học sinh phía dưới xà ngang vì khi bị xà ngang đè đầu sẽ dẫn tới việc người ngồi dưới bị mệt mỏi, đau đầu, dễ làm bài sai.
Không nên để ánh sáng chiếu thẳng xuống đỉnh đầu, vì ánh sáng kiểu này dễ ảnh hưởng tới thị giác của con bạn.Không nên để điều hòa ngay trên đầu, hơi lạnh sẽ khiến con bạn mất tập trung và dễ đau đầu.
Không nên kê bàn học sát ngay bên cửa ra vào và trên đầu không nên có tủ treo. Không đặt bàn học vào vị trí giữa cửa sổ và cửa ra vào nếu căn phòng bạn định dùng có hai cửa này cạnh nhau.
Không đặt một tấm gương sau lưng ghế trẻ em nơi học bài, trẻ em sẽ không an tâm học tập và cũng như chú ý sao cho bàn học không quay lưng về phía cửa ra vào. Vị trí này sẽ khiến trẻ khó tập trung vào công việc do luôn có cảm giác bất an, sợ bị theo dõi từ phía sau.
Nói tóm lại, sau lưng ghế ngồi tốt hơn phải là một vị trí đảm bảo không người lai vãng, hay động tĩnh gì có thể xuất phát từ phía sau.
Giá sách kệ sách, không nên thiết kế hình nhọn, tam giác có ảnh hưởng xấu tới người bị góc nhọn chĩa vào.
Không lắp kệ sách có góc cạnh nhọn gần góc học tập, hay bất cứ vật gì có hình dạng sắc nhọn chĩa vào hướng bàn học, ghế ngồi. Tranh ảnh có hình mũi tên hay vật thể gì dài nhọn, cũng đừng để hướng vào góc học tập.
Thiết kế bàn học cho trẻ ngồi học thoải mái và có độ cao vừa phải tránh bị cận thị. Nếu góc học tập chỉ có thể bố trí ở góc căn phòng thì khắc phục bằng cách treo một chiếc chuông gió để hấp thụ sinh khí trời đất, xua đi sự tích tụ của âm khí.
Treo những bức tranh nghệ thuật ngộ nghĩnh để con bạn luôn cảm thấy vui vẻ. Những bức tranh màu sắc buồn, trừu tượng sẽ ảnh hưởng không tốt. Khung tranh nên mang yếu tố hành kim làm bằng kim loại, màu trắng bạc, hoặc xám hay tháp Văn Xương ( hình những chiếc tháp bằng gỗ, thủy tinh…) có lợi cho học hành, nâng cao trình độ.
Bày sách và kệ sách một cách khoa học, cố gắng bài trí sách vở gọn gàng để kích thích tinh thần học hỏi. Trên bàn học nên để những vật cát tường tăng sinh khí, giúp con bạn mạnh khỏe, minh mẫn, học tập tốt hơn.
Bố mẹ có thể để cột thủy tinh, cầu thạch anh trên bàn học sẽ ngưng tụ năng lượng vào một điểm, làm tăng cường khả năng tư duy.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về khoảng cách bàn ghế học sinh theo tiêu chuẩn của Bộ y tế. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi nội thất gỗ óc chó Cát Tường để được hỗ trợ nhanh nhất.