Trên thị trường nội thất gỗ, gỗ sồi đang rất được người tiêu dùng quan tâm bởi đây là dòng nguyên liệu nhập khẩu cao cấp, có màu sáng và vân gỗ rất đẹp, thích hợp trong làm đồ nội thất, đặc biệt là tủ bếp bằng gỗ sồi. Ở nước ta có rất nhiều loại gỗ được phân thành các nhóm khác nhau tùy thuộc vào độ quý hiếm, đặc điểm lý tính và giá trị kinh tế của gỗ. Vậy gỗ sồi thuộc nhóm mấy? Hãy cùng nội thất Cát Tường đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Gỗ sồi đỏ
Gỗ sồi theo tên tiếng Anh được gọi là Oak được nhập khẩu từ nước Mỹ và các nước châu Âu: Anh, Thụy Điển. Loại gỗ này được sử dụng nhiều để làm nội thất, mang phong cách trẻ trung, hiện đại cho ngôi nhà của bạn.
Ở Việt Nam hiện nay, các loại gỗ được phân thành nhiều nhóm khác nhau. Nhóm 1 và 2 là những loại gỗ tốt, quý hiếm như gỗ giáng hương, gỗ cẩm lai, gỗ trắc, gỗ gụ, gỗ gõ đỏ, gỗ trắc,… càng về những nhóm sau là những nhóm gỗ thường, phổ biến hơn như gỗ xoan đào, gỗ sồi, gỗ tần bì,… Chung quy việc phân loại nhóm dựa vào đặc điểm lý tính, đặc tính cây gỗ và yếu tố giá trị kinh tế thị trường – chính là sở thích của người tiêu dùng về tính năng, màu sắc, độ bền đẹp.
Gỗ sồi là loại gỗ tự nhiên thuộc nhóm VII. Gỗ có đặc tính là trọng lượng nhẹ, dễ được uốn cong nên phù hợp trong việc thi công, lắp đặt đồ nội thất, đặc biệt là nội thất tủ bếp. Tuy nhiên, gỗ sồi có độ bền ở mức khá cao, kém hơn tuổi thọ trung bình của gỗ xoan đào.
Gỗ sồi có khả năng chịu lực tổng thể rất tốt, độ kháng va chạm của gỗ sồi cao, gỗ khá cứng chắc chắn, đặc biệt có thể dễ dàng được uốn cong bằng hơi nước, dễ dàng trong khi gia công nội thất.
Ứng dụng làm nội thất của gỗ sồi
Lõi gỗ sồi có khả năng kháng mối mọt tốt nên không bị những côn trùng này xâm hại, giúp cho tủ bếp luôn bền đẹp.
Trong các loại gỗ tự nhiên hiện nay, chất lượng gỗ sồi tương đối tốt. Với màu vàng nhạt đặc trưng và vân gỗ đẹp, dài và thẳng. Gỗ có khả năng chịu lực nén tốt, có độ bền cao, giữ được màu sắc gỗ tươi sáng dài lâu
Ngoài việc được sử dụng làm tủ bếp, gỗ sồi còn được dùng trong làm đồ gỗ trang trí, giường tủ, cửa thông phòng, dụng cụ làm việc và các chi tiết trong dụng cụ thể thao.
Đồ gỗ làm bằng gỗ sồi mang đến sự trẻ trung, sang trọng, đặc biệt thích hợp với những gia chủ yêu thích vẻ đẹp mộc mạc tự nhiên và tạo cảm giác ấm cúng cho phòng bếp. Gỗ sồi giữ được màu sắc tươi sáng lâu và độ bền với nhiệt độ cao, chịu được nước nên các sản phẩm làm từ chất liệu gỗ sồi mang lại giá trị thẩm mỹ lâu dài cùng năm tháng.
Gỗ sồi đỏ thành phẩm để làm đồ nội thất
Tỷ trọng được đo lúc độ ẩm của gỗ là 15%, gỗ càng nặng thì tính chất cơ lý càng cao
– Gỗ thật nặng: Tỷ trọng từ 0,95 – 1,40
– Gỗ nặng: Tỷ trọng từ 0,80 – 0,95
– Gỗ nặng trung bình: Tỷ trọng từ 0,65 –0,80
– Gỗ nhẹ: Tỷ trọng từ 0,50 – 0,65
– Gỗ thật nhẹ: Tỷ trọng từ 0,20 – 0,50
– Gỗ thật nhẹ: Tỷ trọng từ 0,04 – 0,20
– Nhóm I: Nhóm gỗ quý nổi tiếng trên thị trường (trong nước và quốc tế), có vân đẹp, màu sắc óng ánh, bền và có hương thơm như: Lát hoa, Cẩm lai, Gõ…
– Nhóm II: Nhóm gỗ nặng, cứng bao gồm các loài có tỷ trọng lớn, sức chịu lực cao như: Đinh, Lim, Nghiến, Táu, Sến…
– Nhóm III: Nhóm gỗ nhẹ và mềm hơn, nhưng sức bền cao, độ dẻo dai lớn, sức chịu lực cao như: Sao đen, Chò chỉ, Huỷnh…
– Nhóm IV: Nhóm gỗ có màu tự nhiên, thớ mịn, tương đối bền, dễ gia công chế biến như: Gội, Mỡ, Re…
– Nhóm V: Nhóm gỗ trung bình, có tỷ trọng trung bình, dùng rộng rãi trong xây dựng, đóng đồ đạc như: Sồi Dẻ, Trám, Thông…
– Nhóm VI: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt, dễ chế biến như: Rồng rồng, Kháo, Chẹo…
– Nhóm VII: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu lực kém, sức chống mối mọt thấp như: Côm, Sổ, Ngát, Vạng…
– Nhóm VIII: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu lực rất kém, khả năng bị mối mọt cao như: Sung, Côi, Ba bét, Ba soi…
Gỗ sồi đỏ được khai thác
Trên đây là một số thông tin về gỗ sồi và giải đáp câu hỏi gỗ sồi thuộc nhóm mấy, hy vọng sẽ hữu cho bạn. Từ đó cân nhắc và lựa chọn được sản phẩm nội thất gỗ phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình mình. Hãy đến với nội thất gỗ óc chó Cát Tường để được chiêm ngưỡng những sản phẩm tốt nhất từ gỗ sồi.